Các kết quả nghiên cứu những năm gần đây cho thấy, trong nhà trường hiện nay đang tồn tại rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến quyền học tập, sự thành công trong học tập hiện tại và tương lai của học sinh.
![]() |
TS Trần Văn Kham (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) trình bày kết quả báo cáo tại hội thảo sáng nay. Ảnh: Lê Văn |
Theo báo cáo nghiên cứu được Bộ GD-ĐT kết hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc công bố sáng nay, 20/12, thì bạo lực học đườnglà một trong những vấn đề nóng nhất của trường học phổ thông hiện nay.
Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, năm học 2012-2013, có khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau (khoảng 5 ngày/1 vụ). Cứ khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau, cứ khoảng 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau, trung bình 9 trường thì có học sinh đánh nhau.
Một kết quả nghiên cứu của Viện Y - Xã hội thực hiện năm 2014 trên 3.000 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Hà Nội cho thấy một thực trạng báo động hơn của bạo lực học đường: 80% học sinh cho biết từ trước đến nay đã bị bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần; 71% học sinh bị bạo lực học đường trong vòng 6 tháng trước đó.
Trong đó, 73% học sinh bị bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục…), 41% bạo lực thể chất và 19% bị bạo lực tình dục.
Đặc biệt, bạo lực học đường có xu hướng gia tăng về số lượng và mức độ trong học sinh nữa. Đa số những nữ sinh từng có hành vi bạo lực cho rằng bạo lực học đường là "bình thường" và "chấp nhận được".
Bạo lực không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa giáo viên với học sinh khi thầy cô vẫn được coi là "cha mẹ" với quyền lực lớn, là trung tâm của trường học. Đôi khi có hành vi bạo lực ngược lại từ học sinh đối với thầy cô giáo.
Chính vì thế, trường học không còn là nơi an toàn với nhiều học sinh. Báo cáo của Viện Y - Xã hội và Plan chỉ ra rằng, chỉ có 16% học sinh nữ và 19% học sinh nam cảm thấy luôn an toàn trong trường học.
Ngoài ra, các vấn đề bỏ học, các vấn đề tâm lý cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc học tập và cuộc sống của học sinh.
Một khảo sát của Bộ GD-ĐT thực hiện tại một số trường phổ thông và đại học ở Hà Nội và Hải Dương cho thấy có tới 93,75% học sinh, sinh viên gặp phải những khó khăn, vướng mắc cần được chia sẻ trong học tập và cuộc sống hàng ngayf, trong đó tỉ lệ học sinh phổ thông cao hơn sinh viên đại học.
Một khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện báo cáo tại một trường trung học cơ sở tại TP. HCM cho thấy, có khoảng 10% trong số 3.300 học sinh của trường có bố mẹ ly hôn, ly thân hoặc đang có xung đột. Nhiều trường tư thục, tỉ lệ bố mẹ ly hôn, ly thân, không hạnh phúc chiếm tới 2/3 lớp học.
Bên cạnh đó, những vấn đề thiếu kiến thức, kỹ năng sống nhất là các vấn đề liên quan tới sức khỏe sinh sản hiện nay của học sinh đang trở nên báo động.
Theo thống kê của Tổng Cục dân số, năm 2015, có 5.500 vụ phá thai của vị thành niên trong số 28.000 ca phá thai được thống kê tại các cơ sở ý tế công lập. Tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên là 2,2% các vụ phá thai.
Những vấn đề của học sinh trong nhà trường đang đặt ra vấn đề phải có những nhân viên công tác xã hội chuyên trách trong các nhà trường để hỗ trợ sinh viên cả về tâm lý, hướng nghiệp, sức khỏe, giới tính, công tác truyền thông, đào tạo phát triển kỹ năng sống, kỹ năng xã hội.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu cũng đã đề xuất 3 mô hình công tác xã hội học đường tại Việt Nam trong đó đưa nội dung công tác xã hội thành một bộ phận độc lập trực thuộc trường với cán bộ chuyên trách.
Hà Phương
" alt=""/>Chỉ 16% học sinh cảm thấy an toàn khi ở trườngTheo thông tin được tiết lộ từ một đơn kiện tập thể nhằm vào Oracle, hãng phần mềm này đã xây dựng một công cụ trí tuệ nhân tạo để thu thập và bán thông tin cá nhân của người dùng Internet trên toàn cầu.
Oracle bị "tố" thu thập thông tin cá nhân hàng tỷ người trên thế giới và thu lợi hàng trăm tỷ USD nhờ điều đó (Ảnh: Newsfet).
Cụ thể, một đơn kiện tập thể được đại diện bởi tiến sĩ Johnny Ryan, thành viên cao cấp của Hội đồng Tự do Dân sự Ireland (ICCL), vừa được nộp lên tòa án Quận phía Bắc California (Mỹ), cáo buộc Oracle đã theo dõi và thu thập thông tin cá nhân của hàng tỷ người trên toàn cầu, giúp Oracle thu lợi được 40 tỷ USD mỗi năm.
Đơn kiện cáo buộc Oracle đã vi phạm Đạo luật về Quyền riêng tư của Ủy ban Truyền thông điện tử Liên bang, vi phạm luật về quyền riêng tư của bang California…
Theo đơn kiện, có đến 5 tỷ người dùng Internet trên toàn cầu bị Oracle thu thập thông tin cá nhân. Một báo cáo của hãng nghiên cứu Cybersecurity Ventures cho biết, năm 2022 có 6 tỷ người dùng Internet trên toàn cầu, đồng nghĩa với việc có đến hơn 83% người dùng Internet trên toàn cầu bị Oracle lấy cắp thông tin cá nhân.
Các thông tin cá nhân của người dùng bị Oracle thu thập bao gồm họ tên, địa chỉ nhà riêng, địa chỉ email, các giao dịch trực tuyến, thu nhập, sở thích, quan điểm chính trị, thông tin tài khoản trực tuyến, các hoạt động thể chất ngoài đời thực…
Trong đơn kiện của mình, tiến sĩ Johnny Ryan đã trích dẫn một đoạn video của Larry Ellison, nhà sáng lập và Chủ tịch của Oracle, "khoe" về hệ thống trí tuệ nhân tạo của hãng phần mềm này có thể thu thập và xác nhận thông tin cá nhân của 5 tỷ người trên toàn cầu, sau đó lưu trữ thông tin vào dữ liệu đám mây của Oracle. Tuyên bố của Larry Ellison được đưa ra tại sự kiện Oracle Openworld do Oracle tổ chức vào năm 2016.
"Oracle đã xâm phạm quyền riêng tư của hàng tỷ người trên toàn cầu. Công ty đang thực hiện một sứ mệnh nguy hiểm là theo dõi mọi người trên thế giới đang đi đâu và làm gì. Chúng tôi đang thực hiện hành động để ngăn chặn sự giám sát của Oracle", tiến sĩ Johnny Ryan tuyên bố.
Hiện Oracle chưa đưa ra bình luận gì về đơn kiện nhằm vào mình.
Được thành lập vào năm 1977, Oracle đang có hơn 143 ngàn nhân viên trên toàn cầu. Hiện Oracle có giá trị vốn hóa thị trường ước tính đạt 203 tỷ USD và nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới.
Năm 2020, khi chính quyền tổng thống Donald Trump tìm mọi cách để cấm cửa TikTok, Oracle đã đạt được thỏa thuận mua lại quyền quản lý TikTok tại Mỹ. Tuy nhiên, đến tháng 2/2021, chính quyền tổng thống Joe Biden đã đảo ngược lệnh cấm nên thương vụ giữa Oracle và TikTok đã không thể diễn ra như dự kiến.
(Theo Dân Trí, ExtremeTech/Idp)
Đây là một trong những vụ tranh chấp pháp lý kinh điển của ngành công nghệ thế giới, liên quan đến việc sử dụng hợp pháp các mã nguồn trước khi luật bản quyền có hiệu lực.
" alt=""/>Sốc: 5 tỷ người trên toàn cầu bị theo dõi và thu thập thông tin cá nhân